Cổ phiếu VPB – Triển vọng cho đầu tư ngắn hạn

Trong nửa đầu năm 2021, các ngân hàng đã có kết quả kinh doanh rất tích cực nhờ nền kinh tế đang dần phục hồi. Trong đó, VPBank là một trong những ngân hàng có kết quả ấn tượng với tỷ lệ NOII/TOI được cải thiện và tỷ lệ NIM duy trì vị trí dẫn đầu. Bên cạnh đó, các hoạt động tăng cường vốn chủ sở hữu của VPBank cũng đem lại lợi thế tăng trưởng dài hạn cho ngân hàng. Qua đó, cổ phiếu VPB cũng trở lại đà tăng với triển vọng ngắn hạn khá tích cực. Cụ thể, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về VPB qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Kết quả kinh doanh của VPB trong xu hướng tăng trưởng

Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây của VPB đều trong xu hướng tăng trưởng. Năm 2020, ngân hàng đạt 13,019 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng 26% so với năm 2019 và vượt 27% mục tiêu đề ra. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, VPB đạt 13,019 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; tăng 37% so với cùng kỳ 2020.

Tuy nhiên, việc làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh mẽ và đang gây khó khăn cho nền kinh tế cũng sẽ khiến cho các khoản nợ tái cơ cấu của VPB gia tăng trở lại và có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng VPB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung trong 6 tháng cuối năm.

Kết quả kinh doanh của VPB đang trong xu hướng tăng trưởng
Kết quả kinh doanh của VPB đang trong xu hướng tăng trưởng

Tỷ lệ NOII/TOI của VPB thấp so với mức trung bình ngành nhưng đang cải thiện từ từ

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE: VPB) là một trong những ngân hàng có hệ số NIM và CIR tốt nhất ngành. Trong thời gian gần đây, VPB cũng gây được nhiều sự chú ý của cộng đồng đầu tư thông qua kế hoạch tăng vốn “khủng”, bán 49% FE Credit cho đối tác Nhật Bản.

Tỷ lệ NOII/TOI của VPB đang có sự cải thiện

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (NOII – Non-Interest Income) trên tổng thu nhập hoạt động (TOI – Total Operating Income) trong năm 2020 của VPB ghi nhận ở mức 17.12%. Đây là mức khá khiêm tốn và còn thấp so với mức trung bình ngành.

Tuy nhiên, tỷ lệ NOII/TOI của VPB đang có sự cải thiện trong những quý gần đây. Khi mà chiến lược số hóa đang được đẩy mạnh. Các dịch vụ như phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ bảo hiểm và thanh toán được thúc đẩy nhằm giảm phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần (NII – Net Interest Income) vốn chịu ảnh hưởng nhiều từ chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

Kết quả kinh doanh quý 2/2021, VPB ghi nhận NOII đạt hơn 2,800 tỷ đồng. Tăng 125% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 45.7% so với quý 1/2021. Tỷ lệ NOII/TOI đạt mức hơn 23%.

Tỷ lệ CIR luôn duy trì dưới 30%

Việc đẩy mạnh chiến lược số hóa giúp VPB kiểm soát tốt chi phí hoạt động. Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (CIR) của VPB luôn được duy trì dưới 30% trong 4 quý gần nhất. Quý 2/2021, CIR của VPB đạt 23.38%, mức thấp nhất trong số các ngân hàng niêm yết. Dự kiến CIR của VPB sẽ duy trì quanh mức 25% trong năm 2021.

Tỷ lệ đòn bẩy Equity Multiplier của VPB giảm từ 13.85 quý 2/2016 xuống 7.53 quý 2/2021. Đây là mức giảm rất ấn tượng và hiện đang thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành.

Tỷ lệ CIR của VPB duy trì dưới 30% trong thời gian gần đây
Tỷ lệ CIR của VPB duy trì dưới 30% trong thời gian gần đây

Giảm chi phí vốn huy động và gia tăng khoản tiền gửi không kỳ hạn

Trong quý 2/2021, VPB đạt tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) đang từng bước cải thiện. Nhờ giảm chi phí vốn huy động cũng như gia tăng được khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi khách hàng) cải thiện trong quý 2/2021, đạt hơn 18%; tỷ lệ NIM đạt 8.9%, vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong số ngân hàng niêm yết. Khi mà các hoạt động chuyển đổi số đang được các ngân hàng tập trung mạnh nhằm tạo cho mình một vị thế CASA tốt đảm bảo được lợi thế về chi phí vốn trong dài hạn.

Tăng vốn điều lệ, từng bước nâng tầm vị thế hướng đến chuẩn Basel III

VPB sẽ phát hành tối đa hơn 1.97 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; tương đương với tỷ lệ 80%. Hiện vốn điều lệ của VPB ở mức gần 25,300 tỷ đồng. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của VPB sẽ tăng lên hơn 45,057 tỷ đồng.

Mặt khác, khoản thặng dư từ việc bán 49% vốn tại “gà đẻ trứng vàng” FE Credit cho đối tác Nhật Bản cũng sẽ được VPB “chuyển tiếp” một phần sang vốn điều lệ. Hướng tới mục tiêu vốn điều lệ đạt tối thiểu 75,000 tỷ đồng. Đồng thời VPBank cũng dự kiến phát hành thêm 15% cho cổ đông chiến lược cuối năm 2021- đầu năm 2022 sẽ đưa giá trị vốn chủ sở hữu lên mức 120.000 tỷ đồng.

Với mục tiêu tăng vốn điều lệ trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất ngành và là một trong những ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường theo đúng kế hoạch dài hạn ban đầu của Ban lãnh đạo ngân hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng từng bước nâng cao năng lực kinh doanh. Đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn và dần hướng đến chuẩn Basel III.

Giá cổ phiếu VPB xuất hiện mẫu hình Double Top

Cổ phiếu VPB có nhịp tăng ấn tượng từ tháng 02/2021 đến tháng 06/2021
Cổ phiếu VPB có nhịp tăng ấn tượng từ tháng 02/2021 đến tháng 06/2021

Cổ phiếu VPB đã có một nhịp tăng ấn tượng bắt đầu từ tháng 04/2020. Trong đó, điểm nhấn là giai đoạn bắt đầu từ tháng 02/2021 đến tháng 06/2021. Khi cổ phiếu này liên tục phá đỉnh, tăng hơn 150% từ mức giá 28,000 lên hơn 70,000. Sau khi đón nhận nhiều thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh; bán 49% cổ phần FE Credit, tăng vốn điều lệ “khủng”.

Sau đó, giá của cổ phiếu xuất hiện mẫu hình Double Top cùng các tín hiệu phân kỳ giá xuống (bearish divergence) xuất hiện trên cả khối lượng và chỉ báo RSI. Quá trình điều chỉnh và tích lũy kéo dài từ đầu tháng 07/2021 đến nay.

Triển vọng đầu tư ngắn hạn khá tích cực

Hiện tại, cổ phiếu VPB đang quay trở lại đà tăng với mẫu hình White Marubozu và vượt lên trên đường MA100 ngày. Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho mua mạnh trong vùng oversold. Người viết dự kiến MACD cũng sẽ sớm có tín hiệu tương tự.

Mặt khác, MACD Histogram đang hình thành của phân kỳ giá lên nên triển vọng ngắn hạn khá tích cực. Mục tiêu trong thời gian tới của cổ phiếu VPB là vùng 71,000-73,000.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *