Đường sắt Cát Linh – Hà Đông tăng vốn đầu tư do chậm tiến độ

Giao thông trên mặt đất thường gặp tình trạng ùn tắc, quá tải. Vì vậy việc xây dựng hệ thông mạng lưới giao thông trên cao đã được rất nhiều quốc gia thực hiện. Đường sắt trên cao tại nước ta xây dựng để nâng cao chất lượng vận chuyển công cộng. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông được khởi công từ năm 2011. Tuy nhiên sau 10 năm, dự án vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. Theo thông tin tài chính mới đây dự án tiếp tục chậm tiến độ. Sự chậm trễ kéo theo việc tốn kém gần 8 triệu USD cho việc tư vấn, giám sát.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị đội vốn do chậm trễ

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa đi vào hoạt động
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông tiếp tục đội vốn do chậm trễ

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi văn bản cho Bộ Tài chính về việc sửa đổi một số điều của Hiệp định vay vốn bổ sung cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. Dự án sử dụng vốn vay Trung Quốc. Theo Bộ GTVT, do hợp đồng EPC dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể hoàn thành đúng tiến độ. Vì vậy nên phải kéo dài thời gian thực hiện. Điều này làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát cần bổ sung khoảng 7,835 triệu USD.

Mặc dù vậy, nguồn vốn đối ứng của dự án còn lại rất ít. Hiệp định vay bổ sung còn dư khoảng 26,421 triệu USD. Vậy nên Ban Quản lý dự án đường sắt có văn bản báo cáo Bộ GTVT. Bộ GTVT sau đó đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc sửa đổi hiệp định vay bổ sung và xem xét, chấp thuận bổ sung hợp đồng tư vấn giám sát vào phạm vi tài trợ của hiệp định vay bổ sung.

Đến ngày 20/8, Ban Quản lý dự án đường sắt lại gửi văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc thông báo hai nội dung đề nghị xem xét của Bộ Giao thông Vận tải đã được ngân hàng này trả lời tại thư ngày 16/3/2021.

Một số thông tin về dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông

Sự chậm trễ của dự án đường sắt trên cao
Dự án khởi công từ năm 2011

Theo đó, phụ lục hợp đồng EPC đã được hai bên xác nhận và không cần thiết phải sửa đổi hiệp định vay và hợp đồng tư vấn giám sát không thể được tài trợ bởi khoản vay. Đường sắt Cát Linh – Hà Đông có tổng chiều dài 13,05km, gồm 12 ga và 1 khu depot. Tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng. Sau điều chỉnh mức đầu tư lên tới 18.002 tỷ đồng (tăng hơn 9.000 tỷ đồng). Số vốn đầu tư cho dự án đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên chất lượng và thời gian hoàn thành của dự án vẫn còn bỏ ngỏ. Dự án liên tục chậm trễ, vốn đầu tư cũng liên tục tăng theo.

Dự án được khởi công tháng 10/2011, dự kiến kế hoạch hoàn thành đưa vào khai thác vào năm 2015. Tuy nhiên, sau nhiều lần trễ hẹn, hiện, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa rõ bao giờ về đích. Dự án đã đưa vào chạy thử nghiệm nhưng vẫn chưa có thời gian chạy chính thức. Rất nhiều người dân chờ đợi ngày tàu chính thức chạy. Việc đường sắt trên cao đưa vào hoạt động sẽ giúp giảm tải áp lực cho giao thông mặt đất. Chất lượng vận tải công cộng cũng sẽ được nâng lên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *