Lo ngại kính thông minh Ray-Ban Stories trở thành thiết bị theo dõi

Kính thông minh Ray-Ban Stories có tính năng quay video ngắn, bấm nút trên kính hoặc ra lệnh bằng giọng nói, mọi tranh cãi đều bắt nguồn từ việc này. Kính thông minh Ray-Ban Stories là sản phẩm hợp tác của Facebook và Ray-Ban, có thể quay video và chụp ảnh, có giá 299 USD. Ray-Ban Stories tích hợp hai camera 5 megapixel ở hai bên. Để quay phim và chụp ảnh, người dùng có thể nhấn một phím vật lý trên khung ảnh hoặc nói “Hey Facebook, take a video” ở chế độ rảnh tay, sau đó đồng bộ hóa với một ứng dụng riêng có tên Facebook View.

Bộ nhớ trong của kính cho phép lưu được 30 giây video hoặc 500 bức ảnh. Một số chuyên gia đã thử qua Facebook’s Ray-Ban Stories và cho rằng kính thông minh có thể trở thành một công cụ theo dõi trái phép. Nào cùng với opsseek.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới này nhé!

Kính thông minh Ray-Ban Stories có nguy cơ trở thành thiết bị theo dõi

Kính thông minh Ray-Ban Stories có nguy cơ trở thành thiết bị theo dõi
Kính thông minh Ray-Ban Stories có nguy cơ trở thành thiết bị theo dõi

Một số chuyên gia đã dùng thử Ray-Ban Stories của Facebook; và cho rằng chiếc kính thông minh này có thể trở thành công cụ theo dõi trái phép.

“Tôi đã quay phim hơn 20 người, nhưng không ai phát hiện họ đang bị ghi hình cho đến khi tôi nói với họ”, phóng viên Joanna Stern của Wall Street Journal, cho biết.

Ray-Ban Stories là kính thông minh mới được Facebook công bố ngày 9/9. Thiết bị có thể chụp ảnh nhanh và quay video 30 giây qua hai camera độ phân giải 5 megapixel. Đèn LED phía gọng phải sẽ phát sáng để báo hiệu cho người đối diện rằng họ đang bị ghi hình.

Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, người bị quay video không để ý đến đèn LED này; vì ánh sáng trắng của nó không đủ mạnh để cảnh báo; nhất là trong môi trường có nguồn sáng mạnh.

Trong khi đó, các sản phẩm tương tự như Spectacles của Snapchat trang bị đèn LED xung quanh ống kính; giúp việc nhận biết dễ dàng hơn. Ngoài ra, kẻ xấu hoàn toàn có thể dùng băng dính đen để che đèn LED.

Trên mạng xã hội như Facebook và Reddit, một số người cũng bày tỏ lo ngại về việc Ray-Ban Stories có thể trở thành thiết bị gián điệp, vi phạm quyền riêng tư cá nhân. “Mọi người sẽ phải chú ý hơn đến những người đeo kính trong tương lai vì rất có thể họ đang ghi lại những gì bạn làm”, tài khoản Reddit có tên Ping bình luận. “Tôi sẽ không tiếp xúc với ai đang đeo Ray-Ban Stories, tôi sợ họ sẽ ghi lại những gì mình nói”, tài khoản Bazkur viết.

Các mẫu kính thông minh được trình làng trước đó cũng đã thất bại do liên quan đến quyền riêng tư

Trong quá khứ, một số sản phẩm kính thông minh được trình làng; nhưng đã thất bại do liên quan đến quyền riêng tư. Trong đó, Google Glass ra mắt năm 2014 là một ví dụ. Hãng tìm kiếm Mỹ được cho là đã hủy bỏ kế hoạch phát triển thế hệ tiếp theo của chiếc kính này vì không được người dùng đón nhận.

Trong khi đó, Alex Himel, Phó chủ tịch phụ trách mảng Thực tế tăng cường của Facebook. Khẳng định công ty đã nhận thức nguy cơ vi phạm quyền riêng tư đối với Ray-Ban Stories; và sẽ hạn chế thiết bị này trong một số tình huống nhất định. Chẳng hạn, người dùng cần nhấn nút trên gọng kính; hoặc phải nói to “Hey Facebook, take a video” khi quay phim; hay “Hey Facebook, take a picture” khi chụp ảnh.

Bên cạnh đó, Himel nói Facebook đã tham khảo ý kiến của các tổ chức; và chuyên gia về quyền riêng tư trong quá trình phát triển. Công ty cũng đang lên kế hoạch triển khai chiến dịch truyền thông để giúp khách hàng nhận thức việc quay lén là vi phạm quyền riêng tư.

Một số người dùng khác lo ngại dữ liệu ảnh và video thu được từ kính có thể là “nguồn dữ liệu tiếp theo” mà Facebook khai thác cho mục đích quảng cáo. Himel khẳng định Ray-Ban Stories và Facebook View – ứng dụng đi kèm cho phép chỉnh sửa; và chia sẻ video và ảnh lên Facebook; và các nền tảng khác – sẽ không thu thập dữ liệu người dùng. Ông cho biết sẽ tiếp tục nhận phản hồi từ để hoàn thiện Ray-Ban Stories và Facebook View.

Một vài thông tin về sản phẩm kính thông minh Ray-Ban Stories

Một vài thông tin về sản phẩm kính thông minh Ray-Ban Stories
Một vài thông tin về sản phẩm kính thông minh Ray-Ban Stories

Ray-Ban Stories tích hợp hai camera 5 megapixel ở hai bên. Để quay phim, chụp ảnh, người dùng bấm vào một phím vật lý ở trên gọng; hoặc nói “Hey Facebook, take a video” ở chế độ rảnh tay. Sau đó đồng bộ hóa với ứng dụng riêng mang tên Facebook View. Bộ nhớ của kính cho phép lưu video 30 giây hoặc 500 bức ảnh.

Kính của Facebook tích hợp loa ở hai bên, cho phép phát nhạc hoặc nhận cuộc gọi qua Bluetooth. Người dùng có thể tăng giảm âm lượng qua tính năng cảm ứng trên gọng kính.

Kính cần khoảng một giờ để sạc đầy; sử dụng trong 6 giờ và có đèn trên thân kính để báo mức pin. Hộp đựng cũng kiêm luôn thiết bị sạc; tương tự các mẫu tai nghe True Wireless, và dùng cổng USB Type C.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *