Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lãi vay ngân hàng đang là gánh nặng của người dân trong bối cảnh thu nhập ngày càng giảm. Nhiều người vay đang lao đao vì ngân hàng chưa đồng ý hạ lãi suất. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 14, sửa đổi, bổ sung các quy định khác nhau của Thông tư 01 về trả nợ, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng sản phẩm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Sau doanh nghiệp, đến lượt người dân vay vốn ngân hàng, đồng thời kiến nghị ngân hàng giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với người dân trong mùa dịch này.
Mục lục
Thông tư 14 ra đời nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Thông tư 14 mở rộng phạm vi, giới hạn thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì từ 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021 theo quy định tại Thông tư 01).
Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu các Ngân hàng thương mại hướng tới cơ cấu nợ, giảm lãi suất chủ yếu vẫn là doanh nghiệp. Trước nguyên nhân bất khả kháng, do dịch bệnh dẫn đến mất khả năng trả nợ, đặc biệt những khu vực đang phải áp dụng biện pháp giãn cách theo yêu cầu của Chính phủ là TP.HCM và một số tỉnh thành phía Nam, nhiều khách hàng cá nhân cũng đồng loạt kiến nghị ngân hàng (NH) giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với người dân.
Được biết, lãi suất vay mua nhà, vay tiêu dùng hiện nay vẫn rất cao từ 10,5-12%/năm. Mặc dù có thông tin về việc ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng nhiều khoản vay của khách hàng cá nhân vẫn không nằm trong diện tái cơ cấu lại nợ cũng như miễn, giảm lãi, phí cho vay.
Chia sẻ khách hàng về việc lãi vay ngân hàng
Trường hợp chị Mỹ Dung
Theo chị Mỹ Dung, nhà ở quận Gò Vấp, TP.HCM, năm 2018 chị vay 1,5 tỉ đồng từ ngân hàng VIB để mua nhà ở quận Gò Vấp; với mức trả lãi và gốc mỗi tháng hiện nay 18 triệu đồng. “Tôi có đọc một số bài báo đăng tin các ngân hàng giảm lãi suất cho người vay; và liên hệ với nhân viên tín dụng của ngân hàng; thì được báo ngân hàng không giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân; mà chỉ gia hạn khoản gốc đến cuối năm trả một lần”. Chị Dung than thở và cho biết, vì đóng lãi chậm 1 ngày, chị bị tính phạt liền. Thậm chí có đợt trong tài khoản của chị có tiền; nhưng ngân hàng không tự động trừ, mà để qua ngày hôm sau mới trừ rồi tính lãi phạt.
Trường hợp chị H.T.Ng
Trường hợp chị H.T.Ng, nhà quận 4 còn éo le hơn. Tháng 8.2020 chị vay từ ngân hàng TPBank số tiền gần 1,1 tỉ đồng để mua nhà. Cách nay mấy tuần nhận thông báo tăng lãi suất vay, lý do là hết thời hạn 1 năm. Theo đó, mức lãi suất cũ là 8,9%/năm giờ áp dụng lãi suất thả nổi lên 11,8%/năm. Khi chị hỏi nhân viên tín dụng của ngân hàng cho chị làm đơn xin giãn nợ; ân hạn thì nhận được câu trả lời chỉ hỗ trợ giảm lãi suất cho doanh nghiệp; còn cá nhân chị có cần tăng hạn mức thẻ tín dụng sẽ được hỗ trợ chứ không được giảm lãi.
“Dịch ở nhà chi tiêu thì tăng lên chóng mặt; thu nhập bị cắt giảm nhưng ngân hàng không hỗ trợ giảm lãi; giãn nợ, chỉ cần trễ hạn 1 ngày là tin nhắn nhắc nhở liên tục; thu nợ các kỳ không thiếu một xu. Hết hạn 1 năm là tự động áp dụng lãi suất mới. Cứ nói khách hàng sống được thì ngân hàng mới sống được; nhưng khách hàng kiệt quệ tới nơi rồi mà ngân hàng có chia sẻ tí nào đâu”, chị H.T.Ng bức xúc.
Tình trạng nặng gánh nợ “chờ” chính sách
Anh Trần Giang Nam, một người dân ở TP.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết mình cũng đang vay tiền tại ngân hàng TP Bank mỗi tháng trả lãi suất hơn 41 triệu đồng, trong đó trả gốc là hơn 12,6 triệu đồng và lãi là hơn 28,7 triệu đồng. Anh Nam và rất nhiều khách hàng cá nhân, doanh nghiệp đang gồng mình trả lãi ngân hàng trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, khó khăn bủa vây, thu nhập giảm, doanh thu không có nên “một lần nữa tha thiết mong Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo kịp thời giữa lúc nước sôi lửa bỏng này giảm lãi suất cho người dân”.
Bởi Thông tư 03 quy định thời gian cơ cấu nợ tối đa 12 tháng, thời gian này là quá ngắn trong khi dịch bệnh kéo dài ngoài dự kiến khiến hoạt động của doanh nghiệp bị ngưng trệ. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến, bàn thảo để nghiên cứu sửa đổi kịp thời các chính sách hỗ trợ khách gặp khó khăn do dịch Covid-19 nhưng chưa biết khi nào mới xong.
Cả doanh nghiệp mong chờ Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi cơ cấu nợ
“Cả doanh nghiệp và các ngân hàng đều mong chờ Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi cơ cấu nợ, thay vì chỉ áp dụng cho các khoản vay giải ngân trước ngày 10.6.2020 như hiện nay. Chúng tôi đã ở nhà quá lâu, thu nhập giảm mạnh; nhưng vẫn phải trả lãi cho ngân hàng đều đặn mấy tháng nay rồi”, anh Nam nói.
Trong khi đó, theo anh Thanh Sang; anh đang vay tại ngân hàng Vietcombank 3,5 tỉ đồng để đầu tư nhà trọ. Trong điều kiện bình thường, số tiền thu từ cho thuê phòng trọ cũng gần đủ đóng lãi suất mỗi tháng khoảng 38 triệu đồng. Tuy nhiên khi dịch ập đến, từ tháng 6.2021 anh đã giảm cho tất cả người thuê nhà 50% tiền thuê. Bản thân công ty cũng đã cho anh làm việc ở nhà và giảm 30% lương.
Điều này khiến lãi vay mỗi tháng trở thành một gánh nặng. “Hồi tháng trước ngân hàng có thông báo giảm cho tôi được 10% trên tổng lãi suất. Tuy nhiên việc giảm như vậy vẫn không ăn thua vì ở nhà chi tiêu tăng lên; lương giảm trong khi thu nhập từ nhà trọ cũng giảm nên mong sẽ được cơ cấu nợ; khoanh nợ và giảm thêm lãi vay để hỗ trợ người dân chúng tôi vượt qua khó khăn lúc này”. Anh Thanh Sang kiến nghị.
Đọc thêm các bài viết mới nhất trên opsseek.com