Thiết kế kiến trúc có thể hiểu đơn giản là cách bố trí và sắp xếp không gian, bao gồm kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông gió,… hhằm tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ mọi công năng và tiện nghi nhất. Về thiết kế, nhiều người cho rằng kiến trúc sư có óc thẩm mỹ và óc sáng tạo rất phong phú nhưng ngoài những đặc điểm đó, kiến thức về kiến trúc cũng rất quan trọng. Cùng theo dõi những thiết kế kiến trúc nhà ở nhỏ mà tối ưu không gian nhất nhé!
Mục lục
Những yếu tố cơ bản trong thiết kế kiến trúc nhà ở
Trong thiết kế kiến trúc có 4 yếu tố cơ bản nhất đó là:
- Sự tiện dụng: Nhằm mục đích tạo ra một cuộc sống thoải mái, nâng cao hiệu quả sử dụng và phát triển của con người. Không gian nhỏ gọn, thư giãn cơ thể và tinh thần, duy trì sự trong lành mà không lãng phí diện tích. Trong thiết kế kiến trúc phải có diện tích phù hợp phải và hội tụ các yếu tố như. Ánh sáng, cách nhiệt, chống ồn, tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Tính bền vững: Kết cấu chịu lực ổn định, hệ thống kết cấu bên trên và nền móng ổn định, tuổi thọ lâu dài và chống mài mòn.
- Tính thẩm mỹ: Đảm bảo tính thẩm mỹ cao và hài hòa với không gian.
- Về kinh tế: Theo tình hình tài chính của chủ nhà hoặc nhà tư vấn.
Thiết kế kiến trúc nhà ở đơn sắc
Đối với những gia đình có diện tích đất nhỏ hẹp, hoặc những ngôi nhà tại thành phố chật hẹp không có quá nhiều không gian để bố trí, sắp xếp nội thất sao cho hợp lý, đẹp mắt. Vậy nên, ngay trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những ý tưởng thiết kế kiến trúc nhà nhỏ giúp tối ưu không gian hiệu quả để mọi gia chủ có thể tham khảo và áp dụng.
Một trong những yếu tố khiến không gian sống của bạn có cảm giác chật hẹp chính là do màu sắc. Đối với một kiến trúc có quá nhiều màu sắc dễ làm cho toàn bộ tổng thể ngôi nhà bị lu mờ; không có điểm nhấn nhất định.
Chính vì vậy, với mẫu thiết kế kiến trúc nhà ở đơn sắc sẽ giúp không gian trở nên hài hòa và thoáng mát hơn. Với ngôi nhà có diện tích nhỏ; nên ưu tiên lựa chọn gam màu đơn sắc tươi sáng như trắng, kem, xanh nhạt,…. Sẽ giúp mọi người nhìn vào cảm thấy ngôi nhà trông rộng rãi hơn so với diện tích thực. Phía trước mặt tiền tuy nhỏ nhưng khi nhìn vào sẽ cảm thấy sâu hơn. Và tạo được sự thanh lịch và tươi mới hơn cho tổng thể ngôi nhà.
Thiết kế kiến trúc nhà ở theo phong cách Funky
Phong cách thiết kế nội thất; kiến trúc công trình Funky mới bắt đầu du nhập vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt phong cách này thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ yêu thích sự tươi mới, đa dạng màu sắc.
Đặc điểm của phong cách thiết kế này chính là tạo ra không gian cá tính; sôi động bằng cách sử dụng chất liệu, màu sắc và ánh sáng không theo một khuôn khổ nhất định; thay vào đó là sự ngẫu nhiên đầy mới lạ.
Thiết kế kiến trúc nhà ở khép kín
Đối với những căn hộ nhỏ chỉ tầm 20m2 thì thiết kế nội thất kiến trúc khép kín là sự lựa chọn hoàn hảo giúp tối ưu không gian hiệu quả. Với phong cách khép kín này; mọi kiến trúc bên trong đều được thiết kế ngay bên trong ngôi nhà từ phòng bếp, phòng khách, phòng ngủ cho đến phòng vệ sinh.
Thay vào đó, sẽ sử dụng nội thất thông minh như ghế sofa kết hợp giường; tủ bếp gắn liền với tủ đựng đồ,… Đây chính là giải pháp giúp giải quyết bài toán diện tích đơn giản và hợp lý nhất. Ngoài ra, có thể thiết kế thêm một gác lửng nhỏ để làm phòng ngủ cũng giúp tạo điểm nhấn. Và tiết kiệm diện tích hiệu quả.
Thiết kế kiến trúc nhà ở với vách kính
Đối với ngôi nhà nhỏ thì diện tích chính là yếu tố khiến bạn không thể sắp xếp kiến trúc; nội thất thoải mái theo ý muốn. Chính vì vậy, với việc sử dụng chất liệu kính trong suốt sẽ giúp không gian trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.
Ngoài ra, với việc thiết kế kiến trúc nhà nhỏ với chất liệu kính sẽ giúp lấy ánh sáng tự nhiên tốt hơn; tăng đối lưu không khí, giảm tiêu hao năng lượng điện, tốt cho sức khỏe,… Nếu ánh sáng quá chói có thể sử dụng rèm cửa cùng màu sơn tường để vừa làm đẹp cho không gian; vừa cản sáng đúng thời điểm hợp lý.
Trên đây là một số mẫu thiết kế kiến trúc nhà nhỏ đẹp; giúp tối ưu không gian hiệu quả để mọi người có thể tham khảo và áp dụng. Tùy thuộc vào sở thích; điều kiện và mục đích của gia chủ để có thể lên ý tưởng thiết kế riêng.