Trong thị trường chứng khoán hiện nay việc xây dựng được danh mục đầu tư hiệu quả sẽ mang tới lợi ích rất lớn cho nhà đầu tư. Bởi chúng ta không thể để dòng tiền giữ nguyên một chỗ mà cần phải tìm cách làm cho chúng sinh lời, khi đầu tư vào nhiều mô hình khác nhau thì việc có được danh mục đầu tư tối ưu sẽ giúp bạn giảm thiểu những rủi ro không đáng có và bên cạnh đó đem đến lợi nhuận một cách hiệu quả nhất. Bạn nên xác định rõ được mục tiêu đầu tư và chiến lược để phân bố tài sản hợp lý, đọc ngay bài viết sau để biết được các bước xây dựng nên danh mục đầu tư hiệu quả nhé!
Mục lục
Tìm hiểu về danh mục đầu tư
Một nhà kinh doanh giỏi là người không bao giờ để đồng tiền nằm yên một chỗ. Họ sẽ luôn tìm cách khiến cho nó sinh lời. Khi có một danh mục đầu tư đầu tư hiệu quả cộng với cách quản lý tốt sẽ giúp nhà đầu tư có thể giảm rủi ro về tài chính cũng như đem về lợi nhuận tốt nhất. Cơ cấu đầu tư hay danh mục đầu tư (portfolio) là tập hợp các chứng khoán tài chính mà nhà đầu tư hay định chế đầu tư nắm giữ.
Nhìn chung, các nhà đầu tư muốn nắm giữ nhiều loại chứng khoán tài chính khác nhau để phân tán rủi ro. Họ cũng có thể tìm kiếm một kết hợp các chứng khoán tài chính. Trong đố một số đem lại lợi tức ngắn hạn cao. Một số có thể lên giá trong thời hạn dài khi giá thị trường của chúng tăng đáng kể.
Khi nhà đầu tư sở hữu từ hai loại chứng khác nhau thì lúc đó một danh mục đầu tư tối ưu sẻ được hình thành. Đối với nhà đầu tư cá nhân, bạn cần biết cách xác định mức phân bổ tài sản. Phù hợp với mục tiêu cá nhân và khả năng chấp nhận rủi ro. Nói cách khác, danh mục đầu tư cá nhân của bạn phải đáp ứng các yêu cầu về vốn trong tương lai.
Các bước xây dựng danh mục đầu tư hợp lý và hiệu quả
Bước 1: Xác định các yếu tố cá nhân để phân bố tài sản thích hợp
Xác định tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân là nhiệm vụ đầu tiên trong việc xây dựng danh mục đầu tư. Trong đó, các mục quan trọng cần xem xét là tuổi và thời gian bạn có để tăng các khoản đầu tư của mình. Số vốn để đầu tư và nhu cầu thu nhập trong tương lai. Một sinh viên vừa mới ra trường sẽ cần có một chiến lược khác với một người 55 tuổi và đã nghỉ hưu.
Yếu tố thứ 2 là tính cách và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Bạn có sẵn sàng mạo hiểm với khả năng bạn sẽ mất đi một số tiền lớn. Để có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hay không? Nhiều người muốn có được lợi nhuận cao từ năm này qua năm khác. Nhưng nếu bạn không thể ngủ vào ban đêm khi các khoản đầu tư này giảm xuống trong ngắn hạn. Thì quả thực lựa chọn này không phù hợp. Làm rõ tình hình hiện tại của bạn, nhu cầu cần vốn trong tương lai và khả năng chấp nhận rủi ro. Từ đó, xác định cách đầu tư của bạn nên được phân bổ theo các loại hình đầu tư nào.
Bước 2: Bước thiết kế danh mục đầu tư
Khi đã xác định được danh mục đầu tư của bạn. Tiếp theo bạn cần phân chia vốn của mình giữa các loại tài sản thích hợp. Bạn có thể chia nhỏ các lớp tài sản thành các lớp tài sản con. Các lớp này cũng có rủi ro và lợi nhuận tiềm năng khác nhau. Ví dụ: một nhà đầu tư có thể phân chia phần vốn chủ sở hữu của danh mục đầu tư giữa các lĩnh vực khác nhau. Có thể một ít cho lĩnh vực tiêu dùng, một ít cho lĩnh vực bất động sản,… Với trái phiếu có thể phân phân bổ giữa các khoản nợ. Ngắn hạn và dài hạn, nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp,…
Bước 3: Tái đánh giá tỷ trọng danh mục đầu tư
Khi bạn đã có một danh mục đầu tư đã thiết lập. Bạn cần phải phân tích và cân bằng nó lại theo định kỳ. Vì những thay đổi về giá có thể khiến tỷ trọng ban đầu của bạn thay đổi. Để đánh giá sự phân bổ tài sản của bạn. Hãy phân loại định lượng các khoản đầu tư và xác định tỷ trọng giá trị của chúng so với tổng thể. Ngoài ra các yếu tố có thể thay đổi theo thời gian là tình hình tài chính hiện tại. Nhu cầu tương lai và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn. Nếu những điều này thay đổi, bạn cần phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư của mình cho phù hợp.
Bước 4: Tái cân bằng danh mục đầu tư
Điều đáng chú ý ở bước này là: Khi tái cân bằng và điều chỉnh lại danh mục đầu tư. Bạn hãy dành một chút thời gian để xem xét tác động thuế của việc bán tài sản cụ thể tại thời điểm này. Khi bạn đã xác định được mình cần giảm chứng khoán nào và giảm bao nhiêu. Hãy quyết định thử xem bạn sẽ mua chứng khoán nào để bù đắp vào khoảng trống. Với số tiền thu được từ việc bán chứng khoán thừa cân. Lúc này bạn cần quay lại bước 2 để chọn chứng khoán của bạn.